Tất cả các doanh nghiệp hiện nay đang tiến hành triển khai web bán hàng online để bắt kịp nhu cầu thời đại. Vì thế ngoài việc quản lý kinh doanh trên thực tế giao dịch trực tiếp họ cần phải có nhiều kinh nghiệm trong khâu quản lý online. Website được quản lý tốt thì doanh thu bán hàng mới tăng cao. Mô hình bán hàng, các chiến lược marketing online, SEO web, chương trình khuyến mãi… đều rất quan trọng. Câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm sau khi thiết kế website là “Liệu có cần nhân viên quản lý website riêng cho doanh nghiệp mình hay không?” Câu trả lời phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và cách thức mà bạn mong muốn website vận hành. Tuy nhiên, dù thế nào nào đi chăng nữa, QCV khuyên bạn vẫn nên sắp xếp thời gian và bảo trì website của doanh nghiệp mình thường xuyên. Dưới đây là bài viết của QCV sẽ chia sẻ với quý vị các cách quản lý website bán hàng online và vận hành trang website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Hy vọng chúng sẽ giúp cho các doanh nghiệp mới tiếp cận với trang thương mại điện tử sẽ có nhiều kinh nghiệm bán hàng hơn.

Quản lý website bán hàng là gì?

Quản lý website bán hàng là quá trình quản lý, bảo dưỡng và tối ưu website của doanh nghiệp nhằm mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi truy cập website. Hãy liên tưởng website của doanh nghiệp bạn là một chiếc xe hơi, thì quản lý website sẽ giống như việc bảo trì chiếc xe hơi đó. Và cũng giống như chiếc xe hơi, nếu như không bảo hành thường xuyên, website sẽ hỏng, sập và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. 

Vì sao doanh nghiệp cần quản lý website bán hàng?

Hãy cùng QCV điểm qua các lợi ích mà quản lý website bán hàng mang lại cho doanh nghiệp. Những điều này sẽ giúp bạn hiểu được vì sao cần quản lý website cho doanh nghiệp mình, đồng thời đảm bảo website của doanh nghiệp được cập nhật và tối ưu hóa thường xuyên. 

·         Tránh các lỗi website có thể gặp phải

Khách hàng sẽ cảm thấy vô cùng phiền toái và khó chịu khi truy cập vào website bán hàng của doanh nghiệp mà bắt gặp cảnh báo 404, liên kết bị hỏng hoặc 1 số lỗi khác. Quản lý và xử lý các lỗi này thường xuyên sẽ mang lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. 

·         Tối ưu hóa SEO cho website 

Google thường đánh giá và có xu hướng loại bỏ các trang web không được cập nhật hoặc có lỗi liên kết và ưu tiên các trang web đang hoạt động hiệu quả hơn. Nếu không cập nhật và tối ưu website của doanh nghiệp thường xuyên, thứ hạng tìm kiếm của doanh nghiệp sẽ “tụt dốc” trong các tìm kiếm của Google.  

·         Đảm bảo duy trì tính năng của website

Thường xuyên duy trì và kiểm tra các tính năng của website sẽ giúp khách hàng của doanh nghiệp có thể tận hưởng trải nghiệm trực tuyến nhất quán. Hãy đảm bảo khách truy cập có thể dễ dàng điều hướng đến thông tin họ cần và rời khỏi cửa hàng trực tuyến với những trải nghiệm tích cực.

6 Cách quản lý website bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả

Biết rằng quản lý website của doanh nghiệp là việc làm cần thiết và mang lại rất nhiều lợi ích, ấy vậy nhưng để duy trì website hoạt động trơn tru không phải là việc dễ dàng. Để quản lý hiệu quả trang web của doanh nghiệp mình, bạn cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố: giao diện, nội dung, hosting của website. Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, quản lý website còn là việc tối ưu các trang web này thông qua lên kế hoạch tối ưu SEO, quảng cáo cho website và cuối cùng là đánh giá hiệu suất quản lý website: 

1.     Quảng bá sản phẩm thông qua các bản tin

Công việc kinh doanh với bất cứ loại sản phẩm hay mặt hàng gì cũng cần phải tạo dựng được uy tín, giữ chân được khách hàng thân thiết và thu hút những khách hàng mới đến mua sản phẩm.

Muốn xây dựng được sự uy tín, một trong những cách tốt nhất là bạn xây dựng các bản tin và gửi đến khách hàng, đặc biệt là những người truy cập trang web của bạn một cách thường xuyên. Bản tin nên được phát hành một cách cố định, có kế hoạch rõ ràng để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Những bài phân tích chuyên sâu về sản phẩm, những thay đổi mới nhất hay sự nâng cấp… sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bạn có thể thể hiện kiến thức chuyên sâu của một người bán hàng thông qua các bản tin để tạo được lòng tin của khách hàng.

Hãy chèn thêm các thông tin khuyến mại, ưu đãi giảm giá vào các bản tin. Dần dần khách hàng sẽ cảm thấy quen thuộc và muốn đọc bản tin, tìm hiểu và mua sản phẩm nhiều hơn. Đó là một cách quản lý website rất hữu hiệu.

2.     Quản lý giao diện website

Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên doanh nghiệp nên cập nhật là giao diện của website. Dù biết giao diện là yếu tố sẽ được các công ty thiết kế website đảm nhận trong quá trình tạo website bán hàng, tuy nhiên, sau khi đưa vào hoạt động, bạn cũng cần đảm bảo giao diện website dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.

Doanh nghiệp cần cập nhật giao diện thường xuyên theo xu hướng của người dùng, bao gồm về mặt hình ảnh hiển thị bên ngoài và các tính năng điều hướng người dùng. Để cập nhật giao diện cho website, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu, ghi nhớ hành vi của khách hàng để từ đó điều chỉnh phù hợp và dễ dàng cho khách hàng nhất. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra và xử lý ngay lập tức các lỗi hình ảnh, table, internal/external link trên website của doanh nghiệp bạn. 

3.     Quản lý nội dung website

Content là một trong những yếu tố mà Google dựa vào đó để đánh giá và xếp hạng website của doanh nghiệp. Google ngày càng thay đổi các thuật toán của mình để đánh giá chính xác các trang web và khuyến khích doanh nghiệp cập nhật nội dung liên tục mang lại thông tin hữu ích, giá trị cho người dùng. 

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch tối ưu hóa content cho website bán hàng của doanh nghiệp mình. Đừng quên cập nhật các xu hướng SEO và thuật toán thay đổi của Google để điều chỉnh và lập các kế hoạch thay đổi nội dung. Dù thay đổi content như thế nào đi chăng nữa, các chiến lược cần nhất quán và phù hợp với giá trị cốt lõi, thương hiệu cũng như làm nổi bật sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

4.     Quản lý hosting và sao lưu dữ liệu

Một trong những phần quan trọng nhất của quản lý website bán hàng là đảm bảo đường truyền hosting hoạt động bình thường theo dõi máy chủ của bạn để biết các sự cố có thể xảy ra và đưa ra phương án khắc phục dự phòng. Một số doanh nghiệp bỏ qua việc quản lý này, tuy nhiên, khi bạn rơi vào trường hợp website gặp sự cố và phải mất ít nhất 1 giờ để sao lưu dữ liệu thì bạn sẽ nhận ra lợi ích của việc quản lý và backup dữ liệu.

Chẳng hạn website bán hàng của doanh nghiệp bạn bị sập vì bất cứ lý do nào đó, bạn sẽ làm thế nào để lấy lại? Bạn có một bản sao gần đây của trang web được lưu trữ ở đâu đó không? Điều gì xảy ra nếu nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn bị hack và trang web của bạn bị xâm phạm? Chính những tình huống rủi ro có thể bất ngờ xảy ra, bất kỳ kế hoạch bảo trì trang web tốt nên bao gồm sao lưu dữ liệu thường xuyên và lưu trữ ngoài trang web.

5.     Lên kế hoạch tối ưu SEO, quảng cáo 

Quản lý website ở đây còn bao gồm kế hoạch tối ưu, gia tăng thứ hạng cho website bán hàng trên các công cụ tìm kiếm, giúp nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp bạn hơn. Để đạt được kết quả này, có 2 hình thức các doanh nghiệp có thể triển khai là tối ưu hóa SEO và chạy quảng cáo. Trong đó, tối ưu hóa SEO là hình thức doanh nghiệp bạn nên đẩy mạnh triển khai để không tốn ngân sách cho quảng cáo.

Hãy cập nhật liên tục các thuật toán của Google để có một chiến dịch SEO tối ưu các bạn nhé. Tham khảo các xu hướng tối ưu SEO mới nhất cho website của doanh nghiệp trong năm 2020 tại đây. Đồng thời kết nối với các trang mạng xã hội và sử dụng email marketing cũng đồng thời có thể giúp website bán hàng của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến hơn nữa. 

6.     Đánh giá hiệu suất quản lý website 

Quản lý website hay bất cứ hoạt động nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp cần kiểm tra lại và đánh giá hiệu suất, kết quả nếu muốn doanh nghiệp mình có một kế hoạch quản lý website thành công. Chính vì vậy, sau một thời gian website hoạt động, bạn cần đánh giá kết quả và xem xét quá trình quản lý đã thực hiện có hiệu quả không. Trong quá trình đánh giá, các điểm mạnh doanh nghiệp đã thực hiện được cần tiếp tục đẩy mạnh, triển khai và các vấn đề bất cập thì cần khắc phục ngay lập tức.

=> Đây là một cách quản lý website bán hàng khá đơn giản nhưng mọi người thường không để ý. Mua hàng thuận tiện là một trong những yếu tố khiến cho khách hàng muốn quay lại những lần sau. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với Công ty công nghệ QCV Việt Nam của chúng tôi để được tư vấn, còn nếu bạn chưa có cho mình 1 website thì hãy nhanh tay làm cho mình vài chiếc website để hưởng những lợi ích cho công ty của mình nào. Liên hệ qua:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *